ESD là gì? Tại sao phải kiểm soát ESD

ESD là gì? 

Esd là gì thì đây là một câu hỏi mà nhiều người quan tâm và cần giải đáp. ESD là viết tắt của Electrostatic sensitive devices nghĩa là sự phóng tĩnh điện là dòng điện đột ngột giữa hai vật tích điện khác nhau gây ra bởi sự tiếp xúc, sự cố chập điện hoặc sự cố điện môi. Sự tích tụ tĩnh điện có thể được gây ra bởi quá trình tribocharge hoặc do cảm ứng tĩnh điện.

Esd là gì ?

Các hiện tượng tĩnh điện

Hiện tượng phóng tĩnh điện sẽ khiến cho đặc tính điện ở các thiết bị bị thay đổi chuyển sang các trạng thái khác nhau như bán dẫn, hiệu suất hoạt động bị giảm hoặc phá hủy luôn tính điện. Sự phóng tĩnh điện cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ sự vận hành của cả hệ thống điện khiến cho hệ thống điện bị hoạt động sai hướng hoặc thậm chí phá hủy nó hoàn toàn. Hiện tượng phóng tĩnh điện trên bề mặt thì gây ra hiện tượng bám hút tĩnh điện trên bề mặt sản phẩm, và khiến cho việc loại bỏ nó trở nên khó khăn hơn.

Khi những hạt bụi trong không khí dù là rất nhỏ bị hút bởi sự tĩnh điện bám lại trên bề mặt của wafer hoặc mạch điện thì điều này khiến cho wafer và mạch điện sẽ gặp phải khuyết điểm hoặc hiệu suất hoạt động sẽ bị giảm đi đáng kể.

 Hiện tượng tĩnh điện ở người 

Kiểm soát ESD thì quan trọng là cần phải tìm ra nguyên nhân phát sinh ra ESD là gì.  ESD được tạo ra từ việc tiếp xúc giữa hai loại vật hoặc tách rời 2 vật ra với nhau. ESD được tạo ra từ hai vật liệu cùng loại hoặc từ 2 vật liệu chất liệu khác nhau, và giữa hai vật liệu khác nhau thì mức độ ESD sẽ lớn hơn. Ví dụ, trong nhà xưởng thì khi con người đi lại trong xưởng, giày sẽ tiếp xúc với mặt sàn, sẽ tạo ra tĩnh điện, đế giày vừa tiếp xúc với mặt sàn vừa tách rời khỏi sàn, nên lượng tĩnh điện tạo ra lại càng lớn. Một ví dụ nữa là khi linh kiện điện tử trong quá trình được cho vào túi đựng, đặt lên khay đựng cũng tạo ra hiện tượng tĩnh điện khi tiếp xúc hay tách rời diễn ra nhiều lần và mức tĩnh điện phát sinh ra là khác nhau giữa các lần, tùy từng trường hợp.

Tại sao phải kiểm soát ESD 

Trong đời sống hằng ngày cũng có rất nhiều tờng hợp xảy ra sự phóng tĩnh điện này. Trong sản xuất công nghiệp thì hiện tượng phóng xả tĩnh điện được hình thành trong quá trình máy móc vận hành, được sinh ra do chuyển động của con người trong quá trình thao tác, trong quá trình di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. Đối với một số ngành nghề, hiện tượng phóng tĩnh điện này là rất bình thường, rất nhỏ, có thể không được chú ý tới bởi nó không gây ra tác động gì ảnh hưởng tới con người và công việc. 

 

Tuy nhiên, đối với một số ngành, thì hiện tượng này dù là rất nhỏ nhưng cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tới chất lượng của công việc, ảnh hưởng tới kết quả sản xuất, gây ra những thiệt hại về hàng hóa, sản phẩm không đạt được yêu cầu cần đảm bảo. Đó là ngành sản xuất lắp ráp linh kiện điện tử, lắp vi mạch điện tử,…những ngành có yêu cầu rất khắt khe về sản phẩm, và cần đảm bảo không có hiện tượng phóng tĩưnh điện xảy ra trong môi trờng làm việc. Trong ngành điện tử thì vấn đề ESD luôn là mối quan tâm, là tiêu chí hàng đầu được các nhà sản xuất quan tâm chú ý trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Một số tác hại cơ bản trong công nghiệp là:

Gây ra hỏng hóc thiết bị, thường xảy ra vấn đề trục trặc, suy giảm chất lượng của các thiết bị điện tử, bản mạch linh kiện điện tử, thậm chí gây ra thiệt hại cả thiết bị sản phẩm hoàn chỉnh, dẫn tới thiết bị không hoạt động được, hoặc gặp nhiều lỗi không khắc phục được. Đây là những thiệt hại thông qua dòng điện, thông qua sóng điện từ trường trong môi trường làm việc.

ESD gây ra bởi sự bám hút các tĩnh điện trên bề mặt sản phẩm, điều này dẫn tới sự hút bám các hạt bụi siêu nhỏ trong không khí lên bề mặt sản phẩm, những hạt bụi này gây ra tình trạng hư hỏng cho cả một bản mạch. Hơn nữa nó còn gây ra những ảnh hưởng không hề nhỏ trong quá trình sản xuất, trong các dây chuyền sản xuất mà ở đó cần đảm bảo không có bụi sinh ra như: in ấn, lắp ráp điện tử, lắp ráp quang học, trong ngành thực phẩm, dược phẩm, trong ngành sơn phủ, bán dẫn,…