Sàn chống tĩnh điện là một phần không thể thiếu trong phòng sạch công nghiệp. Megaline sẽ chia sẻ tất tần tật thông tin về sàn chống tĩnh điện. Sàn chống tĩnh điện là gì? Ứng dụng và phân loại của chúng.
1. Sàn chống tĩnh điện là gì? Công dụng của sàn chống tĩnh điện
Sàn chống tĩnh điện được thiết kế với kĩ thuật hiện đại. Chúng gồm hệ thống các mảnh ghép được sơn lớp chống tĩnh điện. Chúng thường được sử dụng trong phòng sạch và những nơi sản xuất công nghiệp. Chúng có khả năng chống tĩnh điện mang lại sự an toàn cho người sử dụng.
Những công dụng của sàn chống tĩnh điện có thể kể đến như:
– Chống trầy xước mặt sàn và hạn chế trơn trượt khi nhân viên di chuyển
Sàn chống tĩnh điện bao bọc toàn bộ sàn phòng làm việc. Chúng như một lớp bảo vệ chống trầy xước mặt sàn cũng như hạn chế sự phát triển của vi khuẩn nấm mốc. Sàn có độ bền cao và vô cùng dễ sử dụng.
– Giảm tiếng động, giảm ồn ào
Sàn có tác dụng giảm tiếng ồn khi di chuyển những thiết bị. Cht êm ái, che khuất đi nhữúng có bề mặng chỗ lồi lõm hoặc bị uốn cong. Đặc biệt sàn có khả năng chịu lực ép và nén cao. Hỗ trợ tối đa cho quá trình làm việc của nhân viên.
– Chống hiện tượng phóng tĩnh điện của các thiết bị công nghiệp
Hiện tượng bám dính và phóng tĩnh điện thường xảy ra trong những phòng sạch công nghiệp. Sàn chống tĩnh điện đóng vai trò như một điểm nối đất giúp giải phóng lượng tĩnh điện dư thừa trong không khí.
Những điều cần biết về tĩnh điện trong công nghiệp
2. Những loại sàn chống tĩnh điện phổ biến hiện nay
– Sàn vinyl chống tĩnh điện
Sàn vinyl là loại sàn chống tĩnh điện cao cấp nhất hiện nay. Chúng được làm từ những mạch cacbon có khả năng dẫn tĩnh điện. Phần tĩnh điện dư thừa trong không khí sẽ được dẫn xuống đất bằng những dây đồng bền dưới bề mặt sàn. Chúng sử dụng phương pháp ESD để làm tiêu tán đi lượng điện tích. Từ đó giải phóng tĩnh điện, mang lại sự an toàn cho người sử dụng.
– Sàn nâng chống tĩnh điện
Sàn nâng tĩnh điện được làm từ những cột thép lớn và chắc chắn. Chúng cũng làm tiêu hao điện tích trong phòng bằng cách dẫn tĩnh điện thông qua cột thép và truyền xuống đất. Chúng thường được phủ một lớp bê tông mỏng. Giúp tăng khả năng cách nhiệt và cách âm.
Những tấm sàn nâng được làm từ chất liệu HPL (High Pressure Laminate). Sàn có độ dày khoảng 1,2mm. Chúng có tác dụng chống cháy, có độ đàn hồi cao và chống mài mòn hiệu quả. Phần lõi thép bằng xi măng dày 0.8 – 2 mm. Chúng giúp kiểm soát lượng tĩnh điện hiệu quả.
– Sàn nhựa chống tĩnh điện
Được làm từ chất liệu nhựa PVC. Chúng là hỗn hợp của những loại nhựa dẻo và có gốc vinyl. Thường được sản xuất từ những thành phần hóa học có trong muối ăn hoặc từ dầu thô.
Sàn được hàn sâu vào bề mặt sàn. Chúng có độ đàn hồi cao, chống ma sát và trơn trượt. Đây là loại sàn có giá thành rẻ thường ứng dụng trong những môi trường công cộng.
3. Ứng dụng của sàn chống tĩnh điện là gì?
Hiện tượng tĩnh điện xảy ra thường xuyên trong cuộc sống. Vì thế sàn chống tĩnh điện được ứng dụng rộng rãi để hạn chế tình trạng này. Những nơi thường dùng sàn chống tĩnh điện phổ biến là:
-
Những nhà xưởng sản xuất những vật dụng, chất bán dẫn.
-
Những cơ sở sản xuất và lắp ráp các thiết bị điện tử, linh kiện máy móc. Phòng sạch công nghiệp, phòng lab, phòng thí nghiệm (sinh học, hóa học, lí học, hóa chất…)
-
Phòng thông tin điện tử, tổng đài điện thoại…
-
Những nơi sản xuất hàng hóa dễ gây cháy nổ như xăng, dầu, gas…
-
Những khu vực công công ngày nay cũng ứng dụng sàn chống tĩnh điện. Một số nơi như: trường học, công ty, khu vui chơi giải trí, các trung tâm thương mại.
-
Trung tâm y tế, bệnh viện, phòng khám và phòng thí nghiệm.
Có thể thấy hiện nay sàn chống tĩnh điện được ứng dụng vô cùng rộng rãi. Qua bài viết sau bạn đã biết được sàn chống tĩnh điện là gì và những ứng dụng của chúng. Nếu có nhu cầu sử dụng sàn chống tĩnh điện thì bạn có thể liên hệ Megaline để đặt mua. Chúng tôi cung cấp những sản phẩm chống tĩnh điện với chất lượng và mức giá tốt nhất thị trường.