Những tiêu chuẩn chống tĩnh điện trong phòng sạch

Phòng sạch là một nơi làm việc chuyên biệt cho những ngành công nghiệp tiên tiến nhất hiện nay. Vì thế chúng phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe về độ sạch và mức tĩnh điện an toàn. Hãy cùng Megaline tìm hiểu những tiêu chuẩn chống tĩnh điện trong phòng sạch nhé. 

1. Tiêu chuẩn chống tĩnh điện của các thiết bị phòng sạch 

– Những thiết bị chống tĩnh điện trong phòng sạch sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất giúp loại bỏ bụi bẩn và làm cân bằng các ion trong phòng sạch. 

Những thiết bị trong phòng sạch được chia thành 2 loại:

1. Các thiết bị chống tĩnh điện: 

2. Các thiết bị khử tĩnh điện: 

  • Thiết bị khử tĩnh điện dạng quạt: quạt khử tĩnh điện, bộ trao đổi ion cảm ứng…

  • Thiết bị khử tĩnh điện dạng thanh: thanh khử tĩnh điện xung.. 

  • Thiết bị khử tĩnh điện dạng cầm tay: thanh bar khử tĩnh điện, súng khử tĩnh điện…

Chúng sử dụng công nghệ HDC-AC (Hybrid Digital Control- AC) có tác dụng loại bỏ tĩnh điện lên tới 90%. Hoạt động trên cơ chế sử dụng dòng điện với cần số cao để ion hóa không khí bổ sung vào sự thiếu hụt các ion âm và dương trong các thiết bị. 

Trong quá trình hoạt động, những thiết bị trên phải hạn chế tạo ra tĩnh điện khi cọ xát hay tiếp xúc với các vật dụng khác. Chúng tạo môi trường để những tĩnh điện sinh ra có thể được truyền đi và làm cân bằng các ion trong dải truyền dẫn tĩnh điện.

2. Tiêu chuẩn của những đồ bảo hộ chống tĩnh điện 

Con người hoạt động trong phòng sạch gây nên nhiều ma sát, dễ làm mất cân bằng các ion trong không khí tạo. Vì vậy họ cần phải trang bị đồ bảo hộ để chống ô nhiễm phòng sạch và hạn chế nhiễm tĩnh điện. Đồ bảo hộ cho nhân viên trong phòng sạch bao gồm:

Bộ đồ áo liền quần giúp bảo bọc cơ thể khỏi tĩnh điện trong phòng sạch. 

– Mũ trùm đầu, giảm ma sát giữa tóc và quần áo trong khi làm việc. 

Khẩu trang  cá nhân phòng độc. 

– Găng tay và giày phòng sạch để bảo vệ tay chân. 

Những đồ bảo hộ này phải đáp ứng những tiêu chí dưới đây:

– Đồ bảo hộ phải đáp ứng tiêu chuẩn ANSI/ESD S20.20 và ANSI/ESD STM 2.1, thường được gọi là quần áo ESD. Chúng có tác dụng như một vật nối đất và hạn chế tình trạng phóng điện khi mức tĩnh điện tăng cao. 

– Được làm bằng những vật liệu cách điện và chống tĩnh điện như: cao su, vải tổng hợp, vải Polyeste 100%,…

– Phù hợp với cơ thể và co dãn tốt để thuận tiện cho quá trình làm việc. Tùy thuộc vào tính chất công việc mà chúng ta có thể chọn những dụng cụ phù hợp, nhưng chúng phải mềm mại và hỗ trợ tốt cho cơ thể. 

– Được làm bằng chất liệu mềm mại, không gây bí hơi và nóng bức. 

Xem thêm:

3. Tiêu chuẩn đóng gói sản phẩm phòng sạch 

Những sản phẩm được sản xuất trong phòng sạch cũng phải theo tiêu chuẩn chống tĩnh điện. Thông thường người ta áp dụng tiêu chuẩn ANSI/ESD S541 hoặc CLC/TR61340-5-2 để đóng gói những sản phẩm nhạy cảm với tĩnh điện.

Vật liệu đóng gói được gọi là vật liệu ESD, ngăn chặn sự nạp điện của các thiết bị điện thành phẩm, bảo bọc chúng trong môi trường cách điện. Những sản phẩm phòng sạch sau khi được sản xuất, trước khi vận chuyện hay đưa vào sử dụng sẽ được đóng gói và chuyển vào những thùng dự trữ gọi là Pass box. Chúng có thể được chứ vào những gói bọc, khay nhựa, túi nhựa hoặc túi bọc…để bảo quản và ngăn trở với trường tĩnh điện trong phòng sạch. Chúng được đóng gói trong môi trường sạch tĩnh điện, được xử lí tiệt trùng để đảm bảo cho chất lượng sản phẩm, đặc biệt là những bộ vi mạch điện tử.

Bài viết trên Megaline đã chia sẻ những tiêu chuẩn chống tĩnh điện trong phòng sạch. Hi vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về tiêu chuẩn chống tĩnh điện phòng sạch, nếu quý khách có nhu cầu hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.